Kế toán là một ngành luôn nhận được sự quan tâm của nhiều bạn trẻ trong nhiều năm trở lại đây. Vậy nhưng nhiều bạn trẻ vẫn còn nhầm lẫn về nhiệm vụ kế toán trưởng và các kế toán thông thường. Hãy tìm hiểu thêm về nhiệm vụ của các kế toán trưởng bạn nhé.
Nhiệm vụ kế toán trưởng tại các đơn vị hành chính nhân sự
Mỗi đơn vị kế toán trưởng sẽ có nhiệm vụ khác nhau. Đối với hành chính nhân sự, kế toán trưởng chịu trách nhiệm những điều sau:
- Chỉ đạo trực tiếp tại phòng kế toán, chịu trách nhiệm trước cơ quan về hoạt động của phòng.
- Quản lý chung những vấn đề có liên quan tới tài chính, các công việc của kế toán.
- Tham mưu cho trưởng doanh nghiệp, giám đốc về các vấn đề có liên quan tới tài chính của đơn vị.
- Báo cáo tình hình chi tiêu tài chính một cách thường xuyên.
- Nhận chỉ thị từ giám đốc và phổ biến, triển khai cho phòng thực hiện.
Nhiệm vụ kế toán trưởng đơn vị sự nghiệp
Đối với đơn vị sự nghiệp, kế toán trưởng có những nhiệm vụ sau:
- Ghi chép quá trình sử dụng tài chính, vật tư, tài sản. Đảm bảo chính xác trong việc sử dụng nguồn kinh phí của cơ quan.
- Lên kế hoạch dự toán mức thu, chi của cơ quan, công việc. Thực hiện chi tiêu đúng định mức được giao theo tiêu chuẩn nhà nước.
- Thường xuyên kiểm tra và quản lý về việc sử dụng vật tư ở đơn vị, chấp hành đúng kế hoạch thu, nộp ngân sách, thực hiện đúng chế độ chính sách theo quy định.
- Kiểm soát và theo dõi được tình hình chi phí cho các đơn vị trực thuộc. Lên kế hoạch dự toán thu chi và quyết toán.
- Hoàn thành báo cáo tài chính cho cấp trên theo thời hạn. Có nhiệm vụ cung cấp thông tin để phục vụ cho kiểm tra, quyết toán khi cần.
Nhiệm vụ kế toán trưởng tại ngân hàng
Là cơ quan phổ biến và được thành lập ngày càng nhiều, ngân hàng đòi hỏi kế toán phải có chuyên môn vững. Bên cạnh đó kế toán trưởng tại các ngân hàng cũng cần nắm rõ được nhiệm vụ của mình như sau:
- Hàng ngày, hàng tháng nộp tiền ra ngân hàng để duy trì hoạt động cho công ty.
- Định khoản, nhập máy về chứng từ ký quỹ, tiền gửi, tiền vay, ký cước.
- Nhận, sắp xếp lại các chứng từ nhận từ các ngân hàng.
- Lập bảng kê nộp séc và trình ký, đóng dấu trước khi nộp.
- Mỗi ngày kiểm tra số dư tiền gửi của các ngân hàng. Cùng với trưởng phòng có trách nhiệm kiểm soát dòng tiền, kế hoạch sử dụng dòng tiền.
- Kiểm tra số dư giữa tài khoản ngân hàng để làm bút toán về chênh lệch tỷ giá giữa các ngân hàng.
- Kiểm tra độ chính xác của nội dung trên séc, viết phiếu thu đối với séc hợp lệ.
- Kiểm tra nội dung về phiếu đề nghị thanh toán. Lập các lệnh chi tiền, công văn mua ngoại tệ, ủy nhiệm chi…..
- Kiểm tra chứng từ báo nợ, báo vay và trả vay.
- Hoàn thành hồ sơ vay vốn, trả nợ vay theo quy định.
- Chuyển giao hồ sơ cho chủ tài khoản ký.
- Theo dõi việc bảo lãnh tại các ngân hàng cơ sở, tình hình ký hậu vận đơn gốc, mở thanh toán….
- Giải đáp thắc mắc của các ngân hàng chi nhánh khi cần thiết.
- In sao kê, bảng kê, trình ký và chuyển cho người chịu trách nhiệm.
- Lưu lại chứng từ có ý nghĩa quan trọng.
- Đối chiếu với kế toán công nợ về chênh lệch tỷ giá để theo dõi tình hình thanh toán hàng tháng.
Có thể thấy nhiệm vụ kế toán trưởng tại mỗi cơ quan, đơn vị sẽ có những sự khác biệt nhất định, mang đặc thù riêng. Nhiệm vụ phổ biến của kế toán tại ba đơn vị thường thấy nhất hiện nay là hành chính nhân sự, đơn vị sự nghiệp và ngân hàng đã được đưa ra trong nội dung bài viết. Hi vọng bạn đã có thêm nhiều thông tin về nhiệm vụ của các kế toán trưởng ở mỗi đơn vị.