Nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề mà các công ty, doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ đặc biệt quan tâm. Cùng theo dõi bài viết hôm nay của chúng tôi để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này nhé!
Tìm hiểu về năng lực cạnh tranh doanh nghiệp
Trước khi tìm hiểu về năng lực cạnh tranh là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua về cạnh tranh, nó là gì?
Cạnh tranh là gì?
Nói đến định nghĩa của cạnh tranh, chúng ta có thể trình bày theo nhiều hàm ý khác nhau. Nếu như trong Từ điển Bách Khoa Việt Nam cho rằng cạnh tranh là hoạt động tranh đua giữa các đối tượng người sản xuất hàng hóa, thương nhân buôn bán, nhà kinh doanh,… trong nền kinh tế thị trường nhằm giành về các điều kiện sản xuất, thị trường tiêu thụ có lợi nhất cho mình.
Theo góc độ kinh tế học, cạnh tranh là tập hợp nhiều hành vi nhằm thích ứng với môi trường kinh doanh để có thể tồn tại và phát triển của các chủ thể kinh tế.
Còn theo Porter (1998), thuật ngữ cạnh tranh đơn giản là giành lấy thị phần về mình, đi tìm lợi nhuận,… Kết quả rõ ràng của cạnh tranh chính là sự bình phân hóa lợi nhuận trong ngành, từ đó có thể giá sẽ có giảm đi.
Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp là gì?
Năng lực cạnh tranh nói chung hiện nay bao gồm 4 cấp độ khác nhau, bao gồm năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh ngành, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và cuối cùng là năng lực cạnh tranh dịch vụ, sản phẩm.
Ở bài viết hôm nay, chúng ta chỉ tập trung vào năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và những đặc điểm của nó. Vậy, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp cụ thể là gì?
Tùy vào mỗi cách tiếp cận sẽ có cách lý giải điều này khác nhau. chúng ta có thể trình bày một số khái niệm được đông đảo người ủng hộ như.
- Là khả năng duy trì và phát triển, mở rộng thị phần của doanh nghiệp cũng như đạt được lợi nhuận cao nhất. Tất nhiên, để đảm bảo cạnh tranh thành công thì phía doanh nghiệp phải có lợi thế, có chi phí sản xuất thấp hơn hay khả năng khác biệt hóa để sản phẩm sản xuất ra đạt mức giá cao hơn – (Theo Porter).
- Là khả năng tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ so với phía đối thủ và khả năng doanh nghiệp thu về nguồn lợi.
- Là khả năng duy trì cũng như nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong tiêu thụ, mở rộng mạng lưới tiêu thụ cũng như sử dụng hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là lợi ích kinh tế và phát triển doanh nghiệp bền vững – Nguyễn Minh Tuấn.
Những chỉ tiêu để đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp
Để đánh giá về năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Chẳng hạn như:
- Thị phần: Chính là phần thị trường mà doanh nghiệp đó đang giữ trong tổng thị phần hiện tại. Thị phần càng cao thì năng lực cạnh tranh càng lớn.
- Năng suất lao động: Thực chất là hiệu quả của việc doanh nghiệp sử dụng nguồn lao động, nó có thể được các định qua chỉ tiêu sản phẩm hoặc giá trị. Thông qua đây, chúng ta cũng có thể đánh giá được trình độ lao động, trình độ quản lý hay yếu tố công nghệ, khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp đó.
- Lợi nhuận là phần giá trị doanh nghiệp thu về sau khi trừ hết các khoản chi phí. Đây cũng là tiêu chí chính xác và cụ thể nhất để đánh giá năng lực của một doanh nghiệp.
- Tỷ suất lợi nhuận: Mức độ sinh lời của hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp. Tỷ suất này tỉ lệ thuận với năng lực cạnh tranh.
- Uy tín của doanh nghiệp đó như thế nào thông qua phản hồi của khách hàng mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ, phía đối tác,…
Giải pháp giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp
Để nâng cao năng lực cạnh tranh, phía doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm, đưa ra những phương án, đề xuất nhằm nâng cao năng lực, tăng cạnh tranh cũng như về nguồn lợi nhuận. Cụ thể bạn có thể tham khảo những giải pháp sau đây.
Đảm bảo và nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp
Năng lực tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chỉ khi tài chính đảm bảo thì những chiến lực khác đồng thời mới phát huy hiệu quả.
Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn còn hạn hẹp về nguồn tài chính, kéo theo đó khả năng cạnh cạnh với doanh nghiệp nước ngoài còn nhiều hạn chế. Lúc này, yêu cầu là doanh nghiệp phải chuẩn bị cho mình một nguồn tài chính ổn định, dồi dào, chủ động ứng phó với những biến động kinh tế chung.
Cùng với đó, hãy tìm cách giảm chi phí kinh doanh, thông qua tăng năng suất lao động, giảm chi phí đầu vào, áp dụng khoa học kỹ thuật,… Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn cần thực hiện kế hoạch quản lý công nợ hợp lý. Những khoản vay ngắn hay dài hạn của công ty cần phải kiểm soát tốt.
Phát triển, bồi dưỡng người lao động
Với bất kể một doanh nghiệp, công ty lớn hay nhỏ thì nguồn lao động luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng. Chính vì vậy, doanh nghiệp sẽ cần phải xây dựng kế hoạch, mục tiêu phát triển cũng như chiếc lược tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực để ngày càng nâng cao tay nghề và năng suất lao động.
Cùng với đó, chính sách và chế độ lương, thưởng và đãi ngộ của doanh nghiệp phải thực sự thỏa đáng đối với người lao động. Điều này vừa có tác dụng đảm bảo chất lượng cuộc sống nhân viên, vừa khích lệ và tạo sự gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Tăng chất lượng sản phẩm, áp dụng khoa học – kỹ thuật
Một trong những phương pháp nâng cao năng lực cạnh tranh chính là nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Chất lượng càng tốt, giá cả càng phải chăng thì nguồn khách hàng bị thu hút càng nhiều, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh cho chính doanh nghiệp đó.
Để làm được điều này, doanh nghiệp cần có một chính sách phát triển hợp lý, bao gồm áp dụng khoa học kỹ thuật, vào sản xuất. Điều này vừa đảm bảo đồng bộ chất lượng sản phẩm, giảm chi phí người làm, rút ngắn thời gian,…
Phát triển brand thương hiệu vững mạnh
Doanh nghiệp cần tập trung xây dựng brand thương hiệu với một chiếc lược tổng thể, nghiêm túc. Điều này góp phần quan trọng trong việc thể hiện và nâng cao tên tuổi doanh nghiệp và tăng cường lòng tin của khách hàng, đối tác.
Hi vọng những thông tin vừa rồi có thể bạn hiểu hơn về nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của một công ty, doanh nghiệp.