Để đánh giá mức độ tín nhiệm, năng lực tài chính của đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp nào đó, các nhà đầu tư thường đánh giá thông qua khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Vậy hãy cùng nhau tìm hiểu hệ số khả năng thanh toán tức thời, cũng như các hệ số khác để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Hệ số khả năng thanh toán tức thời là gì
Hệ số khả năng thanh toán tức thời là gì
Hệ số khả năng thanh toán tức thời là hệ số thể hiện khả năng bù đắp nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng số tiền hiện có. Hệ số này được sử dụng để đánh giá chính xác hơn tình hình thanh toán của doanh nghiệp.
Hệ số khả năng thanh toán tức thời = (Tiền + các khoản tương đương)/Nợ ngắn hạn
Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền gồm có tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển hay các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn, các khoản đầu tư ngắn hạn khác có khả năng chuyển đổi thành tiền trong thời hạn 3 tháng, mà không gặp bất kỳ rủi ro lớn nào.
Đây là hệ số cực kỳ quan trọng để đánh giá tình thanh khoản của một doanh nghiệp trong thời kỳ nền kinh tế đang gặp khủng hoảng. Tuy nhiên, chỉ số này sẽ có thể có sai sót khi sử dụng chỉ số này để đánh giá khả năng thanh khoản của doanh nghiệp trong giai đoạn kinh tế ổn định. Bởi một doanh nghiệp nắm giữ lượng tài chính lớn mà không được sử dụng, nghĩa là doanh nghiệp đó không tận dụng hiệu quả nguồn vốn hiện có để đầu tư sinh lời.
Ngoài ra, để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, các nhà đầu tư còn có thể đánh giá dựa trên các chỉ số khác như Hệ số khả năng thanh toán tổng quát; Hệ số khả năng thanh toán hiện thời; Hệ số khả năng thanh toán nhanh;Hệ số khả năng thanh toán lãi.
Những điều cần chú ý khi đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà đầu tư, nhà cung cấp, ngân hàng… mà nó còn ý nghĩa với chính bản thân doanh nghiệp đó để kịp thời điều chỉnh phương án, kế hoạch kinh doanh giúp công ty ngày càng phát triển hơn.
Ý nghĩa với doanh nghiệp
Việc so sánh khả năng thanh toán với nhu cầu thanh toán của công ty trong từng giai đoạn kinh doanh, giúp ban giám đốc doanh nghiệp kịp thời đưa ra các chính sách phù hợp để đáp ứng nhu cầu và khả năng tài hiện tại như huy động vốn, mở rộng quy mô, sử dụng vốn để đầu tư các lĩnh vực mới
Ý nghĩa đối với các đơn vị liên quan khác
Các đơn vị khác có mối quan hệ lợi ích với các hoạt động kinh doanh của công ty dựa trên chỉ số khả năng thanh khoản của công ty để đánh giá được năng lực của công ty tại nhiều thời điểm khác nhau, tùy đó đưa ra các quyết định hợp tác, đầu tư phù hợp nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất cho hoạt động kinh doanh của họ.
Phân biệt tình hình thanh khoản và thanh toán của doanh nghiệp
Đánh giá tỷ số thanh khoản, khả năng thanh toán của doanh nghiệp là 2 bước đồng bộ giúp đánh giá chính xác tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, giữa hai tỷ số này có những điểm khác biệt nhất định.
- Khả năng thanh khoản thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp cho các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động.
- Khả năng thanh toán của một doanh nghiệp phản ánh tình hình thực hiện các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn, việc không có khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính sẽ dẫn đến việc phá sản của doanh nghiệp.
- Hai chỉ số này đều là chỉ số quan trọng, chứng minh năng lực tài chính vững mạnh, đảm bảo doanh nghiệp vừa có khả năng thanh khoản, vừa có khả năng thanh toán ổn định. Ngược lại nếu hai tỉ số này thể hiện việc chậm trễ trong thanh toán, sẽ tạo ra các vấn đề nghiêm trọng cho doanh nghiệp. Do vậy, các doanh nghiệp phải duy trì tỷ lệ thanh toán và thanh khoản phù hợp, để đảm bảo năng lực tài chính của công ty.
Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin về hệ số khả năng thanh toán tức thời, cũng như tầm quan trọng của việc duy trì tỷ lệ thanh toán, thanh khoản hợp lý để đảm bảo năng lực tài chính của công ty.